Nồng nàn mùi
rơm rạ nắng cháy da và cát xa cháy lòng là quê miền Trung của tôi. Nhưng với
riêng tôi quê nội còn một thứ nữa: cá rô trã đất! Tôi xa quê từ bé song mỗi
lần nhớ lại món cá rô trã đất quê nội bao giờ tôi cũng muốn mình trở lại thành
chú nhóc ngày xưa được bà nội cưng chiều dành riêng cho những chú cá rô trã đất
trộn lẫn mùi rơm rạ nồng nàn trong mỗi bữa cơm quê.
Giữa những năm 80 của thế kỷ trước sự phát hiện bên bờ sông Đồng Nai (thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng) những ngẫu tượng Linga-Yoni và tượng thần Siva đã khởi nguồn cho hành trình chinh phục vùng đất khảo cổ hoàn toàn mới của giới khảo cổ học Việt Nam. Hơn 20 năm qua bức màn bí mật của vùng đất cổ Cát Tiên đã được vén lên: những huyền thoại của Vương quốc Phù Nam cổ dần hé lộ – một đô thị tôn giáo bị chôn vùi trong lòng đất từ nghìn năm nay đang thức dậy một vương quốc trải dài từ Aán – Miền đến Indonésia – Philippine – Thái Lan – Campuchia – Việt Nam rồi kéo sang tận nam Trung Hoa có thêm những cứ liệu lịch sử để làm sáng tỏ. Từ cuộc phát hiện đầu tiên năm 1985 gây bất ngờ cho giới khảo cổ học Việt Nam hơn 10 năm sau – tháng 9.1997 Bộ VHTT chính thức công nhận Cát Tiên là di tích văn hóa – lịch sử – nghệ thuật quốc gia.
Hương thu mang
hơi thở cánh đồng mang hơi thở phù sa ngược trườn lên sa mạc.
Con ngựa hoang
hai mươi năm ba mươi năm hoặc ít và nhiều hơn thế với đường trường chồn chân
đứng nhìn hoàng hôn phía chân trời gần.
Chỉ có cát và
cát!
Chiếc lá thu
vắt kiệt nhựa sinh tồn và cả sự huỷ diệt để xanh đến tận cùng đã đến ngày héo
rũ ngược gió xạc xào cả một góc lòng nguỵ trang bằng sự lãng quên trên sa mạc.
Hai mươi năm
ba mươi năm hoặc cũng có thể ít và nhiều hơn thế gió chẳng trở mùa để trái tim
có thể trở nhịp bật dậy những nhịp đập trong hình hài của sự sinh tồn.
Chỉ có cát và
cát!
Sa mạc chỉ có
cát và cát
nỗi nhớ quất
vào lòng những vết roi bầm tím.
Sa mạc chỉ có
cát và cát
nỗi nhớ hoang
hoải vết thời gian và khắc khoải nhịp lòng nơi góc khuất trái tim.
Trong vài năm gần đây tình trạng chỉnh sửa giàn chiêng theo thang âm phương Tây diễn ra khá phổ biến. Việc cải tiến này xem ra có vẻ thuận tai hơn trong thưởng thức và thuận tay hơn trong biểu diễn. Tuy nhiên như thế thì giàn cồng chiêng đó không còn là của riêng của người thiểu số Nam Tây Nguyên nữa.
(Bài đăng trên Lâm Đồng cuối tuần số ra ngày 7.9.2007)
Tác phẩm mới
“GÕ CHIỀU VÀO BÀN PHÍM”
NƠI XA XĂM LÀ ĐÔI MẮT BUỒN
Khắc Dũng
“tôi gõ buổi chiều vào bàn phím/hiện lên em ngơ ngác xa xăm/…/tôi gõ buổi chiều vào bàn phím/một đôi mắt buồn hiện ở chốn xa xăm”. Trong một bài thơ lấy tên chung cho cả tập thơ tác giả Văn Công Hùng đã viết như thế. Và dĩ nhiên tập thơ trên 50 tác phẩm của anh không chỉ có thế.